A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị phổ biển nội dung Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT

Sáng nay (03/11), Tại trụ sở Cơ quan Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến nội dung Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông Nguyễn Minh Tâm giới thiệu đại biểu, khai mạc Hội nghị.

 

Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông Vũ Ngọc Lăng trình bày nội dung Quy chuẩn.

 

Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41: 2016/BGTVT (Quy chuẩn QCVN41: 2016/BGTVT) được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 8-4-2016 của Bộ Giao thông vận tải. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016 và thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc" QCVN 83:2015/BGTVT.

 

Quy chuẩn QCVN41: 2016/BGTVT quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam, bao gồm: đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (các tuyến đường đối ngoại).

 

Hội nghị tại điểm cầu Tổng cục ĐBVN

 

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông Vũ Ngọc Lăng đã giới thiệu, hướng dẫn một số vấn đề cơ bản trong nội dung Quy chuẩn QCVN41: 2016/BGTVT, những thay đổi và những bất cập, tồn tại, vướng mắc thường gặp.

 

Vụ trưởng Vũ Ngọc Lăng nhấn mạnh nội dung về nguyên tắc quản lý của  Quy chuẩn QCVN41: 2016/BGTVT như sau: 

 

Các tuyến đường bộ khi đưa vào khai thác phải bố trí, lắp đặt đầy đủ báo hiệu theo quy định của Quy chuẩn này;

 

Báo hiệu đường bộ thay thế, bổ sung mới phải tuân thủ theo quy định của Quy chuẩn này.

 

Biển báo có nội dung và ý nghĩa sai khác, không đúng với Quy chuẩn này phải được thay thế, điều chỉnh ngay.

 

Báo hiệu đường bộ không thuộc trường hợp khoản 89.2.2 có nội dung chưa hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn này nhưng không gây hiểu nhầm, hiểu sai khác so với quy định tại Quy chuẩn này và còn sử dụng tốt sẽ được thay thế dần và hoàn thành trước ngày 20/8/2019.

 

Báo hiệu đường bộ, ngoài trường hợp quy định tại các khoản 89.2.2 và 89.2.3 mà có biểu tượng, ký hiệu, kích thước chưa hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn này nhưng không gây hiểu nhầm, hiểu sai khác so với quy định tại Quy chuẩn này sẽ được thay thế dần, hoàn thành trước ngày 20/8/2025.

 

Đối với các dự án công trình đường bộ, nếu hệ thống báo hiệu đường bộ chưa thi công thì phải điều chỉnh theo Quy chuẩn này; Hệ thống báo hiệu đường bộ là hạng mục công trình phải hoàn thành trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng.

 

Ngoài báo hiệu đường bộ quy định trong Quy chuẩn này, trường hợp cần thiết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam căn cứ vào thực tế, đề xuất báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

 

Liên quan đến quan điểm xây dựng quy chuẩn, Vụ trưởng Vũ Ngọc Lăng cho biết, Quy chuẩn QCVN41: 2016/BGTVT được xây dựng trên quan điểm kế thừa hệ thống quy chuẩn hiện có, hạn chế xáo trộn thay đổi những vấn đề không thực sự cần thiết, bên cạnh đó giải quyết những vấn đề bức xúc, phát sinh, dễ  hiểu, dễ thực thi, dễ quan sát, nhận biết, giải quyết những tranh luận, trãnh cãi (qua đường dây nóng; đơn thư, các vấn đề nêu trên mạng xã hội và các văn bản của cơ sở…, đồng thời để hội nhập quốc tế và thích ứng với điều kiện Việt Nam (hạ tầng, văn hóa giao thông…).

 

Hội nghị tại 4 điểm cầu trên toàn quốc

 

Nguồn: Tổng cục ĐBVN


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 90
Hôm qua : 132
Tháng 04 : 3.246
Năm 2024 : 17.154