A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Ứng dụng công nghệ tiên tiến và vật liệu mới trong xây dựng và bảo trì công trình giao thông

Được sự cho phép của Bộ GTVT, ngày 08/5/2018, Viện Khoa học & Công nghệ GTVT và Công ty TNHH Cơ khí OVM Liễu Châu (Trung Quốc) phối tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ tiên tiến và vật liệu mới của Công ty TNHH Cơ khí OVM Liễu Châu trong xây dựng và bảo trì công trình giao thông tại Việt Nam”

Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT (Thừa ủy quyền của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông); Ông Zhu Yong Hong, Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí OVM Liễu Châu, Trung Quốc, Chi nhánh Hải ngoại Hồng Kông (Thừa ủy quyền của ông Li Mu Han, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí OVM Liễu Châu); các Chuyên gia của Công ty OVM; các nhà khoa học, đại biểu đại diện cho các Vụ quản lý chuyên ngành, các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ GTVT; các Sở GTVT của thành phố Hà Nội, các Ban quản lý dự án, các trường Đại học, các tổ chức tư vấn của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng,...

 

PGS.TS Nguyễn Xuân Khang,  Viện trưởng Viện KHCN GTVT phát biểu tại Hội thảo

 

Ở Việt Nam, các cầu bê tông cốt thép (BTCT) và BTCT dự ứng lực (DƯL) chiếm một tỷ lệ lớn và có xu hướng ngày càng tăng trong các công trình giao thông. Sau một thời gian khai thác, do nhiều nguyên nhân, các dầm cầu bị hư hỏng, chất lượng công trình xuống cấp và cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp công trình cầu. Các công nghệ sửa chữa, gia cường phổ biến ở Việt Nam như công nghệ sử dụng cáp dự ứng lực ngoài và công nghệ composite cốt sợi (FRP) dính bám ngoài hay một số công nghệ khác có những hạn chế về việc thi công phức tạp, bảo vệ chống ăn mòn khó khăn, tải trọng gia cường không cao, việc thi công có thể ảnh hưởng tới giao thông.

Đối với các cây cầu BTCT DƯL sử dụng cáp, công nghệ kiểm soát ứng suất trước tương đối lạc hậu là yếu tố chính dẫn đến mất ứng suất trước nghiêm trọng, và không đáp ứng được các yêu cầu thiết kế. Sự mất mát ứng suất trước là nguyên nhân chính hư hỏng của cầu. Phương pháp căng kéo thủ công truyền thống khó đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật thi công cho quá trình ứng suất và khó đảm bảo tính chính xác của quá trình điều khiển và đo lường ứng suất.

Để góp phần khắc phục những hạn chế kể trên, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã hợp tác với Công ty TNHH Cơ khí OVM Liễu Châu nghiên cứu ứng dụng vật liệu CFRP trong sửa chữa, tăng cường cầu BTCT và nghiên cứu ứng dụng thiết bị căng kéo tự động nhằm nâng cao chất lượng và tiến độ trong thi công cầu BTCT DƯL ở Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến và vật liệu mới của Công ty TNHH Cơ khí OVM Liễu Châu.

Các kết quả hợp tác nghiên cứu đã được các chuyên gia của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và Công ty OVM tổng kết và trình bày trong 05 báo cáo được trình bày trong Hội thảo. Đây là cơ hội tốt để cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các kỹ sư trong ngành GTVT của Việt Nam cùng với các chuyên gia của OVM trao đổi, thảo luận những công nghệ mới, những giải pháp mới, vật liệu mới trong lĩnh vực thi công và bảo trì cầu tại Việt Nam mà hai bên cùng quan tâm. Đây cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy hoạt động hợp tác KHCN giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực giao thông.

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

 

Nguồn: mt.gov.vn

 


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 233
Hôm qua : 289
Tháng 03 : 1.914
Năm 2024 : 13.262