A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện

Ngày 13/3, Bộ GTVT đã có Văn bản số 3070/BGTVT-VT gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục, các Sở GTVT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 04/03/2015 của Chính phủ đối với việc tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 04/03/2015, Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2015 đối với việc tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là tại các điểm tổ chức lễ hội; chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải bảo đảm an toàn kỹ thuậl các phương tiện, tải trọng xe, chất lượng dịch vụ, phục vụ nhu cầu sản xuất, đi lại của nhân dân, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành GTVT:

Đối với việc tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là tại các điểm tổ chức lễ hội; chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải bảo đảm an toàn kỹ thuật các phương tiện, chất lượng dịch vụ, phục vụ nhu cầu sản xuất, đi lại của nhân dân: Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đôn đốc, chỉ đạo hoặc thực hiện tốt các nội dung tại các công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT  về việc chuẩn bị phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Ất Mùi năm 2015, trong đó tập trung các nhiệm vụ: Tuyên truyền, giáo dục đội ngũ lái xe, lái tàu, nhân viên phục vụ về ý thức chấp hành quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với đội ngũ lái xe, lái tàu, nhân viên phục vụ; đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát về hành trình, giám sát tốc độ vận hành của phương tiện đường bộ, không để tình trạng chạy vượt quá tốc độ quy định gây mất an toàn đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông; Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phương tiện, không sử dụng các phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật để khai thác; Tăng cường kiểm tra an toàn tại các bến thủy nội địa, an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa; Xây dựng kế hoạch vận tải đảm bảo đáp ứng kịp thời khi nhu cầu vận tải phát sinh tăng cao, đặc biệt tại các đầu mối giao thông, bảo đảm giải toả hành khách và hạn chế tối thiểu ùn tắc giao thông; Kiểm tra, rà soát hệ thống biển báo; các đơn vị thi công cần chủ động xây dựng phương án tổ chức giao thông, hoàn trả mặt đường, bảo đảm phương tiện lưu thông an toàn, không gây ùn tắc giao thông do việc thi công các công trình; thành lập và duy trì bộ phận ứng trực để bảo đảm giao thông trong mùa lễ hội năm 2015.

Đối với công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại các công điện, Nghị quyết, văn bản chỉ đạo, trong đó tập trung thực hiện các nội dung sau:

Trong công tác tuyên truyền, tiếp tục tuyên truyền, vận động thường xuyên liên tục đối với công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu đề ra hết năm 2015 cơ bản không còn phương tiện vi phạm chở quá tải trọng cho phép. Kiểm soát tải trọng phương tiện gắn liền với quản lý vận tải để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, công bằng; từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm giá thành vận tải, phát triển các phương thức vận tải với cơ cấu thị phần hợp lý, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trong công tác hoàn thiện cơ chế chính sách, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân nhưng phải đảm bảo kỷ cương, phép nước, chấp hành các quy định và thượng tôn pháp luật; trong quá trình xây dựng để đảm bảo tính khả thi và phù hợp thực tiễn, phải lấy ý kiến rộng rãi của Hiệp hội, các cơ quan, đơn vị liên quan. Nghiên cứu đề xuất, báo cáo Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Tiếp tục nâng cao đạo đức người thực thi công vụ và phải được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Kịp thời khen thưởng, động viên đối với các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện công tác này.

Tiếp tục thực hiện các Đề án đã được phê duyệt đang triển khai thực hiện; hoàn thành các Đề án Tái cơ cấu từng lĩnh vực vận tải để sớm phê duyệt tổ chức triển khai; thực hiện các biện pháp để giảm giá cước vận tải nói chung để tăng lợi ích cho xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia.

Tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, trong đó chú trọng các nội dung như: Kiểm tra, kiểm soát tại các bến xe, điều kiện xuất bến của các xe; tăng cường kiểm soát trên tuyến đối với xe khách liên tỉnh, xử lý kịp thời vi phạm; tiếp tục tiến hành kiểm tra hoạt động của lực lượng liên ngành tại trạm kiểm tra tải trọng xe; tiếp tục công tác thanh kiểm tra, xử lý đối với hành vi xếp hàng, chở hàng quá tải trọng cho phép trong và ngoài khu vực cảng, bến, mỏ vật liệu, công trình, dự án lớn.

Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện./.

Nguồn: mt.gov.vn


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 83
Hôm qua : 137
Tháng 04 : 2.569
Năm 2024 : 16.477