A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh

Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định số 4899/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định số 4899/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của Quy hoạch này là hình thành mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ thống nhất và hợp lý trên phạm vi cả nước, đồng bộ với kết cấu hạ tầng, có quy mô phù hợp và đảm bảo kết nối với từng vùng, từng địa phương và kết nối với các phương thức vận tải hành khách khác, tạo thuận lợi đi lại cho người dân.

Theo Quy hoạch, giai đoạn đến hết năm 2015, Quy hoạch tổng lưu lượng vận chuyển hành khách tuyến cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc năm 2015 đạt khoảng 20.000 chuyến/ngày (quy đổi bình quân chuyến xe 35 chỗ).

Giai đoạn 2016 – 2020 quy hoạch tổng lưu lượng vận chuyển hành khách tuyến cố định liên tỉnh toàn quốc đến năm 2020 đạt khoảng 28.000 chuyến/ngày.

Định hướng tổng lưu lượng vận chuyển hành khách tuyến cố định liên tỉnh toàn quốc đến năm 2030 đạt khoảng 48.000 chuyến/ngày.

4 tiêu chí quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh

Tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh quy hoạch phải đáp ứng các tiêu chí sau: 1- Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố và xếp loại phù hợp với cự ly tuyến theo quy định; 2- Có hệ thống đường bộ được công bố đưa vào khai thác trên toàn bộ hành trình; 3- Tuyến quy hoạch điều chỉnh, quy hoạch mới có cự ly vận chuyển không quá 2.000 km; 4- Có nhu cầu vận tải trên tuyến đủ lớn và ổn định, cụ thể có tần suất khai thác không thấp hơn 30 chuyến/tháng đối với tuyến có cự ly dưới 300 km (không áp dụng với các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ); 8 chuyến/tháng đối với tuyến có cự ly tuyến từ 1000 km đến 2000 km.

Để thực hiện Quy hoạch trên, Bộ Giao thông vận tải đã đề ra nhiều giải pháp như: nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh; đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh (ưu tiên bố trí quỹ đất, đầu tư hệ thống bến xe, điểm đón, trả khách, trạm dừng, nghỉ để hỗ trợ người dân thuận tiện tiếp cận và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác; ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo trì các tuyến đường bộ phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh đến các tỉnh miền núi, địa hình khó khăn, các huyện vùng sâu, vùng xa.

Đồng thời, tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh; đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh; quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng đối với đơn vị tham gia vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh...

Nguồn chinhphu.vn


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 17
Hôm nay : 0
Hôm qua : 137
Tháng 04 : 2.486
Năm 2024 : 16.394