A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát hiện, ngăn chặn, xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức cưỡng chế đối với các vi phạm KCHTGTĐB và HLATĐB trong tháng cao điểm và toàn bộ quá trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì quốc lộ.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã có Văn bản số 2516/TCĐBVN-QLBTĐB (ngày 28/4) về triển khai thực hiện công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức cưỡng chế đối với các vi phạm KCHTGTĐB và HLATĐB trong tháng cao điểm và toàn bộ quá trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì quốc lộ gửi Cục Quản lý đường bộ I, II, III và IV; Cục Quản lý đường bộ Cao tốc; Các Sở Giao thông vận tải quản lý quốc lộ ủy thác; Các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT các Công trình BOT do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sơn vạch trên vỉa hè để phân biệt khu vực được để xe máy tạm với phần vỉa hè dành cho người đi bộ. Ảnh: Vụ QLBTĐB.

 

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ số quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và quy định của pháp luật hiện hành về đất đai, xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác; Đồng thời căn cứ Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 và căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 166/TB-VPCP ngày 29/3/2017 của Văn phòng Chính phủ và Văn bản số 4047/BGTVT-KCHT ngày 17/4/2017 của Bộ Giao thông vận tải về việc triển khai thực hiện Thông báo số 166/TB-VPCP ngày 29/3/2017 của Văn phòng Chính phủ, Tổng cục ĐBVN yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT nhận ủy thác quản lý quốc lộ, Cục Quản lý đường bộ cao tốc chỉ đạo Thanh tra giao thông, các đơn vị trực thuộc, các nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên (BDTX) quốc lộ kể từ ngày 03/5/2017 thực hiện các nội dung như sau:

Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo an toàn giao thông. Công việc này thực hiện trong toàn bộ quá trình quản lý, vận hành khai thác tuyến đường được giao, trong đó tập trung đợt cao điểm từ ngày 03/5/2017 đến hết 15/6/2017 và các đợt cao điểm khác.

Tổng rà soát, lập kế hoạch lộ trình và thực hiện xử lý, xử phạt các vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) đường quốc lộ gồm: Các hành vi bị cấm quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ; Các Điều 12 – Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, Điều 13 -Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ), Điều 15 – Xử phạt các hành vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ; Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra, hướng dẫn nhà thầu quản lý, BDTX thực hiện nhiệm vụ tuần đường đúng quy định; Nhà thầu phải có biện pháp ngăn chặn các vi phạm từ khi mới vi phạm và báo cáo Chi cục, Cục QLĐB, Sở GTVT đối với các vi phạm phải xử lý, xử phạt hành chính và cưỡng chế; Kiên quyết xử lý, xử phạt vi phạm hợp đồng đối với Nhà thầu quản lý, BDTX không tổ chức tuần đường đúng quy định, không kịp thời phát hiện và không báo cáo các vi phạm KCHTGT và HLATĐB; Kiến nghị Tổng cục ĐBVN chấm dứt hợp đồng BDTX, cấm tham gia đấu thầu bảo trì trong một thời hạn nhất định đối với Nhà thầu quản lý BDTX có vi phạm nặng, vi phạm tái diễn, cố tình bao che cho các hành vi vi phạm.

Chỉ đạo Nhà thầu quản lý, BDTX bố trí phương tiện, lực lượng tham gia xử lý vi phạm, tổ chức cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Tổng cục cũng yêu cầu sao gửi văn bản này và quán triệt đến từng Chi cục, từng bộ phận trực thuộc Cục, Sở GTVT và từng nhà thầu tham gia quản lý, BDTX quốc lộ.

Về xử lý vi phạm quy định về thi công, bảo trì, vi phạm khác về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Các Cục, các Sở GTVT căn cứ quy định tại Điều 13 và Điều 15 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và các quy định hiện hành tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, xử  phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên. Thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp pháp để bảo đảm giao thông trên tuyến đường được giao quản lý luôn luôn an toàn, thông suốt.

Đối công trình đường bộ theo hình thức BOT đã đưa vào khai thác:

Chỉ đạo, hướng dẫn Nhà đầu tư, Doanh nghiệp BOT tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên tăng cường công tác tuần đường theo Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT; Phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với công trình đường bộ, đất của đường bộ và HLATĐB

Chỉ đạo các Chi cục (đối với các Cục), các bộ phận nghiệp vụ trực thuộc (đối với Sở GTVT) tăng cường tuần kiểm để kiểm tra Nhà đầu tư, Doanh nghiệp BOT, đơn vị bảo dưỡng trong việc tuần đường, kiểm tra trên đường để phát hiện sớm các hành vi vi phạm KCHTGTĐB, kịp thời ngăn chặn, xử lý, lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm;

Chủ trì xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trên các tuyến đường BOT.

Đối với trường hợp cần tổ chức cưỡng chế thì thực hiện như Mục 1 văn bản này.

Bên cạnh đó, Tổng cục ĐBVN yêu cầu các Nhà đầu tư và Doanh nghiệp BOT có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau :

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên thực hiện công tác tuần đường theo đúng quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT; Phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với công trình đường bộ, đất của đường bộ và HLATĐB

Chấp hành chỉ đạo và thường xuyên báo cáo cơ quan quản lý đường bộ, đại diện Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở giai đoạn kinh doanh khai thác về các vi phạm KCHTGTĐB, HLATĐB và các vi phạm khác quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ; Các vi phạm Điều 12, Điều 13 và Điều 15 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

Phối hợp với các lực lượng chức năng của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ ngăn chặn, xử lý, xử phạt hành chính, cưỡng chế vi phạm nêu tại văn bản này; Bố trí phương tiện, lực lượng tham gia xử lý vi phạm, tổ chức cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Căn cứ văn bản này và các quy định của pháp luật, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, báo cáo Tổng cục ĐBVN chương trình hoặc kế hoạch thực hiện trước 15/5/2017 và báo cáo kết quả thực hiện đợt cao điểm trước ngày 20/6/2017.

Trong những ngày gần đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã và đang đôn đốc các Cục Quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải quản lý quốc lộ ủy thác đẩy mạnh việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm, lấn chiếm, sử dụng trái phép lòng, lề đường và kết cấu hạ tầng trên các tuyến quốc lộ.

 

Một số địa phương đã tổ chức cưỡng chế các vi phạm về xây dựng công trình trái phép trên phần đất dành cho đường bộ. Ảnh: Vụ QLBTĐB.

 

Nguồn: Tổng cục ĐBVN

 


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 136
Hôm qua : 339
Tháng 03 : 2.156
Năm 2024 : 13.504