A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo quốc gia về các công cụ pháp lý tạo thuận lợi vận tải qua biên giới của ESCAP

Ngày 4/10, tại trụ sở cơ quan, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Tổng cục ĐBVN) và Ủy ban Liên hợp quốc vể Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia về các công cụ pháp lý tạo thuận lợi vận tải qua biên giới của ESCAP. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN Phan Thị Thu Hiền chủ trì Hội nghị.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN Phan Thị Thu Hiền phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN Phan Thị Thu Hiền nhận định, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, định hướng chiến lược phát triển GTVT của Việt Nam là phát triển hệ thống GTVT đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống GTVT trong nước để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được xác định là một trong những khâu đột phá chiến lược để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đồng thời, vấn đề tái cơ cấu vận tải cũng được quan tâm chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế, bảo đảm mức tăng trưởng khá, chất lượng phục vụ, dịch vụ vận tải không ngừng được nâng cao. Vận tải đường bộ, đường sắt từng bước hòa vào mạng lưới đường bộ, đường sắt khu vực trong khi vận tải hàng không, hàng hải đã vươn tới hầu hết các châu lục trên thế giới, góp phần thúc đẩy thương mại và xuất nhập khẩu hàng hòa giữa Việt Nam với các nước.

Tạo thuận lợi cho vận tải là một vấn đề hết sức phức tạp do liên quan đến các quy định của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau ở mỗi nước như GTVT, hải quan, kiểm dịch, an ninh,…và hơn nữa là sự khác biệt giữa hệ thống luật pháp của các quốc gia trong khu vực. Mặc dù vậy, trong thời gian qua,Việt Nam cùng với các nước trong khu vực  đã và đang cùng nhau tích cực triển khai nhiều biện pháp hiệu quả nhằm hài hòa hóa các quy định pháp luật, không ngừng tạo thuận lợi hơn nữa cho vận tải và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Phó Tổng Cục trưởng cũng cho biết, Vận tải đường bộ quốc tế trong các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP) chủ yếu được thực hiện dựa trên các Hiệp định vận tải quốc tế song phương. Một số điều ước đa phương về vận tải đường bộ quốc tế đã được thông qua ở mức độ khu vực nhưng thực tế vẫn chưa được các Bên Ký kết triển khai thực hiện một cách đầy đủ. Các Điều ước quốc tế song phương thường áp dụng cách tiếp cận bảo hộ thông qua việc cấp quyền vận tải hạn chế cho một số lượng phương tiện vận tải nhất định, điều nay gián tiếp đã gây ra trở ngại về logistic, tạo ra một sự cản trở rất lớn tới kết nối vận tải quốc tế và trên một diện rộng hơn, cản trở tới sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trong khu vực.

Nhận thức được đây là vấn đề hạn chế tới vận tải đường bộ quốc tế, các quốc gia trong khu vực UNESCAP đã thông qua một khung chiến lược khu vực để tạo thuận lợi cho vận tải đường bộ quốc tế vào năm 2012, trong đó xác định 6 vấn đề cơ bản và chỉ ra các mục tiêu dài hạn để giải quyết những vấn đề này. Khung chiến lược này mang tính chính sách giúp cho các quốc gia thành viên xây dựng và phát triển các biện pháp tạo thuận lợi vận tải phù hợp. Như là một phần của nghiên cứu này, UNESCAP đã đề xuất các mô hình tạo thuận lợi vận tải qua biên giới để các quốc gia thành viên lựa chọn phù hợp với điều kiện của quốc gia mình. Để giới thiệu rộng rãi các mô hình này, UNESAP sẽ tổ chức một loạt các Hội thảo quốc gia tại từng nước và hôm nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được sự cho phép của Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Ban Thư ký UNESCAP tổ chức Hội thảo này tại Việt Nam.

Tại Hội thảo, Đại biểu đại diện Bộ Giao thông vận tải, Hải quan Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt nam đã có các bài thuyết trình về: Hiện trạng vận tải qua biên giới và quá cảnh (bao gồm cả vận chuyển quốc tế và quá cảnh quốc gia cả trên đường bộ và đường sắt); Thực trạng, thách thức và tiềm năng của vận tải qua biên giới và quá cảnh; Vận tải qua biên giới bằng đường bộ - Thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt nam …

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, Đại diện UNESCAP đã thuyết trình về: các công cụ pháp lý tạo thuận lợi vận tải; Mô hình hình vận tải an toàn qua biên giới – Giải pháp kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh.

 

Ông Nguyễn Văn Thạch - Vụ Trưởng Vụ ATGT Bộ GTVT thuyết trình tại Hội thảo về các Hiệp định tạo thuận lợi vận tải qua biên giới đã ký kết.

 

Bà Virginia TANASE – Trưởng phòng Phòng Tạo thuận lợi vận tải và Logistics Ban GTVT thuyết trình về các công cụ pháp lý tạo thuận lợi vận tải của ESCAP.

 

Ông Sandeep Raj Jain – Chuyên gia kinh tế đối ngoại/ Vụ Vận tải thuyết trình về Mô hình vận tải an toàn qua biên giới.

 

Phát biểu chủ trì Hội thảo, Phó Tổng Cục trưởng Phan Thị Thu Hiền nhấn mạnh, qua Hội thảo này mong rằng các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, các doanh nghiệp vận tải và logistic, các viện nghiên cứu… sẽ có một cách tiếp cận tổng thể về các mô hình tạo thuận lợi vận tải qua biên giới do UNESCAP xây dựng; đưa ra các ý kiến cụ thể để các chuyên gia UNESCAP chỉnh sửa và lựa chọn một mô hình phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như đề xuất cơ chế chính sách trình Chính phủ cho phép thực hiện.  

 

Toàn cảnh Hội thảo

 

Nguồn: Tổng cục ĐBVN


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 51
Hôm qua : 133
Tháng 04 : 2.921
Năm 2024 : 16.829