A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Sửa chữa đột xuất đảm bảo giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016

Ngày 23/12, Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện đã ký ban hành Văn bản số 7150 /TCĐBVN-QLBTĐB chấp thuận việc sửa chữa đột xuất đảm bảo giao thông dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016 các đoạn tuyến Quốc lộ trên địa bàn từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên Huế.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 2313/CĐ-TTg ngày 17/12/2015 về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016; Ngày 10/12/2015, đoàn công tác Tổng cục ĐBVN đã phối hợp với Cục QLĐB II và 06 Sở GTVT: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế kiểm tra tình trạng hư hỏng mặt đường các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn các đơn vị nói trên quản lý. 

Sau khi kiểm tra hiện trường, Tổng cục ĐBVN chấp thuận việc sửa chữa đột xuất đảm bảo giao thông dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016 các đoạn tuyến Quốc lộ trên địa bàn từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên Huế với định hướng sau:

- Trước mắt tập trung xử lý những vị trí hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ mất An toàn giao thông. Những vị trí sắp có Dự án XDCB, BOT... (chưa bàn giao, chưa khởi công) thì chỉ sửa chữa cục bộ các vị trí hư hỏng nặng, có nguy cơ lớn mất ATGT bằng giải pháp tạm thời, ưu tiên tận dụng vật liệu tại chỗ để tiết kiệm chi phí (ví dụ: cấp phối sỏi suối, đá thải...). 

- Không sửa chữa những vị trí hư hỏng đã nằm trong Kế hoạch sửa chữa định kỳ 2016 để tránh lãng phí đầu tư. 

- Yêu cầu xác định rõ nguyên nhân hư hỏng, từ đó đưa ra phương án sửa chữa dứt điểm từng vị trí hư hỏng, tránh sửa chữa lan man, dàn trải, không đảm bảo chất lượng thi công. Tùy vào tình hình hư hỏng thực tế, có thể lựa chọn các phương án sửa chữa như sau:

   + Đối với các vị trí ổ gà, phải đào, cắt vuông thành sắc cạnh trước khi vá láng. 

   + Đối với mặt BTN bị lún lõm nhẹ từ (2 - 4)cm: tiến hành tạo phẳng, đảm bảo êm thuận bằng cách cào các vệt BTN bị dồn sống trâu.

   Đối với mặt BTN bị lún lõm vừa từ (4 – 6)cm: tiến hành cào bóc và thảm bù.

   + Đối với mặt BTN bị lún lõm > 6cm, nứt vỡ: tiến hành cắt bỏ, xử lý móng rồi thảm lại, vuốt nối đảm bảo êm thuận mặt đường.

   +Trường hợp khối lượng sửa chữa nhỏ lẻ, dàn trải trên toàn tuyến, có thể dùng BTN nguội hoặc Cacboncore để trám vá, xử lý hư hỏng.

Tổng cục ĐBVN giao Cục QLĐB II và 06 Sở GTVT: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phê duyệt Báo cáo KT-KT và tổ chức thực hiện xong trước ngày 09/01/2016. Sau khi phê duyệt xong, tổng hợp báo cáo Tổng cục ĐBVN trước ngày 09/3/2016 để báo cáo Bộ GTVT. 

Về tổ chức thực hiện: Trong quá trình thực hiện căn cứ điều kiện cụ thể của các đoạn tuyến đường có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp. 

- Yêu cầu hồ sơ hoàn công: phải đính kèm ảnh chụp trước và sau khi sửa chữa, có bình đồ duỗi thẳng ghi rõ lý trình, kích thước, kết cấu sửa chữa. 

- Yêu cầu thời gian bảo hành công trình: 

  + Đối với mặt đường Bê tông nhựa bị hư hỏng phải sửa chữa cắt, thảm bù theo miếng: Bảo hành tối thiểu 24 tháng;

  + Đối với sửa chữa vá ổ gà: Bảo hành tối thiểu 12 tháng.

Nguồn: Tổng cục ĐBVN.


Nguồn: drvn.gov.vn
Bài viết liên quan
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 109
Hôm qua : 103
Tháng 04 : 2.846
Năm 2024 : 16.754