A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Khởi động Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương

Sáng nay (28/7), Tổng cục ĐBVN và Ngân hàng thế giới (WB) đã tổ chức hội thảo khởi động dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP).

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN phát biểu tại Hội thảo.
 

Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) là khoản ODA lớn nhất mà WB từng tài trợ để phát triển hạ tầng khu vực nông thôn Việt Nam, với 385 triệu USD.

 

Theo ông Vũ Hải Tùng, Cục phó Cục QLXD ĐB cho biết, dự án LRAMP gồm 2 hợp phần chính là đường và cầu, trong đó, hợp phần đường được triển khai tại 14 tỉnh. Cơ chế thực hiện hợp phần này do Bộ GTVT đóng vai trò là chủ quản và điều phối chung; UBND các tỉnh là cơ quan chủ quản các dự án thành phần. Theo đó, hợp phần này sẽ tiến hành đầu tư khôi phục, cải tạo khoảng 676 km đường và bảo dưỡng thường xuyên 61.109 km đường trên cơ sở kế hoạch chi tiêu trung hạn (MTEP) do các tỉnh lập và nguồn vốn Ngân hàng Thế giới (WB) phân bổ. Hợp phần cầu dân sinh sẽ có 2.174 cầu dân sinh được xây dựng mới tại 50 tỉnh. Hợp phần này do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư.

 

Được biết, các cầu dân sinh được lựa chọn trong dự án này nằm trong Chương trình xây dựng 4.145 cầu dân sinh bảo đảm ATGT vùng DTTS giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tổng nguồn vốn đầu tư cho riêng hợp phần cầu gồm vốn vay của WB trên 5.525 tỷ đồng, ngân sách Trung ương gần 273 tỷ đồng; phần đối ứng của địa phương, các tỉnh có dự án đã cam kết tự huy động nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), rà phá bom mìn, vật nổ (chi phí này không tính trong tổng mức đầu tư dự án).

 

Toàn cảnh buổi Hội thảo.

 

Việc đầu tư dự án này trên phạm vi cả nước là tín hiệu lạc quan trong việc phát triển hạ tầng giao thông, giúp giảm gánh nặng cho địa phương trong việc huy động nguồn vốn, ngân sách để xây dựng mới các cầu dân sinh vốn xuống cấp, hư hỏng nặng. Dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, sinh hoạt, bảo đảm ATGT cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Cùng với đó góp phần xóa bỏ chia cắt cộng đồng, kết nối liên kết vùng nhằm bảo đảm phát triển bền vững để thực hiện mục tiêu Chương trình hành động chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ về mục tiêu giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS.

 

Với quy mô vốn, phạm vi công việc triển khai, đây là dự án hạ tầng đường bộ vay vốn WB lớn nhất từng được triển khai tại Việt Nam có mục tiêu xây dựng cầu dân sinh, đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 – 2020.

 

Ông Vũ Hải Tùng, Cục phó Cục QLXD ĐB giới thiệu tổng quan về dự án.

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, trên mạng lưới đường địa phương rất nhiều đoạn đường xuống cấp chưa đủ kinh phí để bảo trì, nhiều vị trí chưa có cầu gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, đặc biệt các khu vực xa vùng dân tộc thiểu số do vậy dự án Lramp là một dự án giao thông quan trọng góp phần vì mục tiêu hộ trợ bảo trì đường địa phương và xây dựng các cầu dân sinh trên tuyến đường giao thông nông thôn, tạo đà xây dựng nông thôn mới góp phần xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển kinh tế xã hội các vùng miền trên cả nước. 

 

Ông Huyện cũng cho biết với sự nỗ lực của các đơn vị, sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ GTVT và Ngân hàng thế giới đến nay, công tác chuẩn bị triển khai thực hiện dự án đã được bắt đầu. Dự án Lramp là 1 chương trình được tổ chức thực hiện theo mô hình tương đối mới mẻ đối với ngành giao thông, đó là chương trình xây dựng giữa trên kết quả thực hiện. 

 

Với mô hình triển khai này các phần đường và cầu, các dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành trong nước, các cơ quan chủ quản, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, ngân hàng thế giới hầu như giữa trên kết quả cuối cùng của dự án mà không xem xét nhiều trong quá trình thực hiện. Công trình sẽ được chính thức giải ngân trên cơ sở đánh giá kiểm tra bởi một tư vấn độc lập khi hoàn thành xong chương trình, đồng thời các điều kiện kết quả hoàn thành chính sách môi trường xã hội, quy trình tổ chức thực hiện dự án được quy định rõ ràng ngày từ ban đầu để triển khai thực hiện.

 

Dự án gồm 2 phần chính, quy mô lớn gồm phần đường với tổng mức đầu tư 3296 tỷ đồng do UBND 14 tỉnh là cấp quyế định đầu tư các Sở GTVT, Ban QLDA địa phương triển khai và cầu với tổng mức đầu tư 5798 tỷ đồng do Tổng cục ĐBVN được Bộ GTVT ủy quyền là cấp quyết định đầu tư dự án, thành phần là các Ban quản lý chuyên ngành Ban 4, 6, 3, 8 và 50 Ban quản lý dự án địa phương. 

 

Để vận hành toàn bộ chương trình và đáp ứng yêu cầu cầu của chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ WB, Tổng cục ĐBVN được giao nhiệm vụ là cơ quan điều phối tổng thể của dự án. Với tính chất dự án trải dài trên địa bàn nhiều tỉnh, có nhiều đầu mối chủ quản, hình thức dự án tương đối mới mẻ đối với ngành giao thông, dự án rất cần sự phối hợp chặt chẽ, hiểu rõ các cơ chế vận hành của các cơ quan, đơn vị liên quan vì mục tiêu hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng. 

 

Thông qua hội thảo khởi động lần này, Tổng cục ĐBVN mong muốn nhận sự chia sẻ, phối hợp để cùng chuẩn bị tốt thực hiện dự án vì mục tiêu phát triển tốt mạng lưới đường địa phương nhằm tăng cường tính kết nối và bền vững toàn hệ thống giao thông phục vụ mục tiêu phát triển xã hội, văn hóa và xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc.

 

Nguồn: duongbo.vn


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 247
Hôm qua : 289
Tháng 03 : 1.928
Năm 2024 : 13.276