A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo cuối cùng Dự án vận tải xanh

Sáng 15/3, Tổng cục ĐBVN đã tổ chức Hội thảo cuối ký dự án Vận tải xanh với sự tài trợ của ADB thuộc hợp phần của Chương trình môi trường lõi (CEP) và sáng kiến hành bảo tồn đa dạng sinh học (BCI) ở các nước tiểu vùng sông Meekong, giai đoạn 2 - Dự án vận tải xanh Việt Nam - Lào.

Toàn cảnh Hội thảo.

 

Chương trình vận tải xanh (GFP) là một phần của chương trình Môi trường trọng điểm và sáng kiến hành lang Bảo tồn đa dạng sinh học do ADB quản lý và giám sát bởi các bộ môi trường cuả 6 quốc gia hình thành tổ công tác về môi trường. Chương trình này nhằm mục đích tăng cường sự thân thiện với môi trường và khi hậu trong tiểu vùng MêKông mở rộng (GMS). Các hành lang kinh tế đang được phát triển dọc Tiểu  vùng MêKông mở rộng để cải thiện kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển thương mại,  kinh tế và tăng cường hợp tác khu vực. Với việc các hành lang vận tải đường bộ ban đầu gần như hoàn thiện, việc tăng khả năng cạnh tranh của các hành lang cần phải được cải thiện bằng cách tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm tác động đến các hệ sinh thái và môi trường. Việc tăng lưu lượng giao thông và sự phát triển dọc theo các hành lang này có khả năng dẫn đến tăng lượng phát thải khí nhà kính và biến đổi môi trường. Do vậy, các hoạt động này cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tính bền vững về môi trường.

Dự án vận tải xanh được triển khai thí điểm trong khu vực Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng gồm 3 nước Việt Nam, Lào và Thái Lan từ tháng 1/ 2015  - 8/2016. Mục tiêu tổng thể của chương trình làm giảm dấu chân cacbon trong vận tải hàng hóa trên hành lang kinh tế GMS. Vận tải hàng hóa bền vững với phát thải cacbon thấp được thúc đẩy tại Lào và Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của hoạt động hay chương trình vận tải xanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào vận tải đường bộ ở Lào và Việt Nam. Dựa vào kết quả thí điểm các sáng kiến này, các đề xuất được đưa ra để nhân rộng các hoạt động này. Dự án gồm có 4 phần gồm: Công nghệ Vận tải xanh, lái xe sinh thái, các biện pháp hậu cần và quan trắc quá trình thực hiện các phương án trên.

Hội thảo cuối kỳ của dự án Vận tải xanh đã giới thiệu về những kết quả đạt được của dự án và vai trò ý nghĩa của dự án vận tải xanh trong quá trình giảm phát khí thải nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mức Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2016 – 2020 và các kinh nghiệm thành công về phát triển vận tải xanh.

Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ KHCN &HTQMT cho biết, Dự án thử nghiệm vận tải xanh thuộc chương trình Môi trường trọng điểm (CEP), giai đoạn II được tài trợ bởi Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các nhà đồng tài trợ như Chính phủ Phần Lan, Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển, Quỹ phát triển Bắc Âu và Quỹ Môi trường toàn cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tổng cục ĐBVN trong việc thực hiện trách nhiệm chung của ngành giao thông vận tải đối với định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cũng như góp phần nỗ lực thực hiện mức đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam.

Những kết quả đạt được bước đầu của Dự án vận tải xanh ở Việt Nam đã khẳng định hiệu quả ứng dụng một số công nghệ xanh và kỹ năng lái xe sinh thái đối với các phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ trong giảm phát thải khí đối với các phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ trong giảm phát thải khí nhà kính và góp phần giảm chi phí vận tải hàng hóa, tăng khả năng cạnh trianh của các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam với các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN và GMS.

Nguồn duongbo.vn


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 9
Hôm nay : 3
Hôm qua : 133
Tháng 04 : 2.873
Năm 2024 : 16.781