A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Diện mạo mới của ngành Đường bộ

Ngành Đường bộ Việt Nam đã ứng dụng nhiều vật liệu mới, công nghệ mới trong công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người lái..., làm thay đổi diện mạo của Ngành.

công sửa chữa mặt đường bằng công nghệ bê tông nhựa siêu mịn

 

Nhiều công nghệ mới được ứng dụng

Ngành Đường bộ trong những năm qua đã có sự thay đổi mạnh mẽ, máy móc thiết bị hiện đại trong duy tu sửa chữa cầu đường thay thế dần những công nhân đun, tưới nhựa đường trong khói bụi mù mịt, những con đường được vá ổ gà, ổ voi không còn cảnh xóc lên xóc xuống mỗi khi đi qua, thay vào đó là những miếng vá vuông vắn, phẳng lỳ... Mỗi cây cầu đều có hồ sơ, lý lịch rõ ràng, ghi rõ ngày đưa vào sử dụng và cả những lần được "khám chữa bệnh" với từng hạng mục được quản lý trên máy tính... Đây chỉ là một trong nhiều các ứng dụng về khoa học kỹ thuật, vật liệu mới trong công tác quản lý, bảo trì hạ tầng giao thông đường bộ.

Giai đoạn 5 năm (2010 - 2015), Tổng cục ĐBVN đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng, quản lý, bảo trì công trình cầu, đường bộ, hầm và trong quản lý phương tiện, người lái như: Ứng dụng vật liệu FRP bám dính ngoài để sửa chữa, tăng cường cầu bê tông cốt thép; triển khai áp dụng rộng rãi 3 công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ trong bảo trì đường bộ: Cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng bi-tum bọt và xi măng theo công nghệ của hãng Wirtgen (Đức); cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng nhũ tương nhựa đường cải tiến và xi măng theo công nghệ của Công ty Hall - Brother (Mỹ); cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng nhũ tương trung tính và xi măng theo công nghệ của hãng SAKAI (Nhật Bản). Bên cạnh đó, khe co giãn cầu được sửa chữa bằng vật liệu Asphalt đàn hồi (khe co giãn FEBA); sửa chữa khe co giãn cầu bằng vật liệu Asphalt đàn hồi (khe co giãn FEBA); trám vá vết nứt bê tông bằng vữa V-mac sản xuất trong nước (giá thành rẻ bằng một nửa với nhập khẩu) để thay thế vữa nhập khẩu có giá thành cao, không tự chủ được nguồn vật liệu; xây dựng 44 tiêu chuẩn, 4 quy chuẩn và 20 đề tài khoa học liên quan đến lĩnh vực GTVT đường bộ; xây dựng định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ; định mức quản lý, vận hành và bảo trì hầm đường bộ Hải Vân; hiện đại hóa công tác KSTTX; triển khai các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 về cấp giấy phép lái xe; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước như hệ thống quản lý cầu VBMS, hệ thống quản lý kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc, hệ thống quản lý giám sát hành trình...

Trong giai đoạn 2011 - 2015, Tổng cục ĐBVN đã sử dụng vật liệu mới để sửa chữa, tăng cường 260 cầu, trong đó gần 1/2 số cầu sửa chữa để đảm bảo giao thông khẩn cấp, số còn lại là sửa chữa gia cường cho các cầu có dấu hiệu hư hỏng để chống xuống cấp, tăng cường khả năng chịu lực và đảm bảo khai thác an toàn với mục tiêu đặt ra là trên 5 năm. Qua kiểm tra trực quan, tới nay tất cả các cầu được gia cường đều làm việc ổn định, không có dấu hiệu hư hỏng lại và đảm bảo được khai thác. Số liệu kiểm định thử tải của một số cầu sau sửa chữa cho kết quả tốt, đạt được mục tiêu thiết kế đặt ra. Trong đợt rà soát cầu yếu của đoàn chuyên gia Bộ GTVT năm 2013, nhiều cầu yếu được sửa chữa bằng công nghệ mới đã được đưa ra khỏi danh sách cầu yếu cần được đầu tư xây dựng mới. Ngoài ra, trong đợt rà soát biển hạn chế tải trọng cầu trong thời gian tháng 7, tháng 8/2014 của Tổng cục ĐBVN, nhiều cầu đã được sửa chữa bằng công nghệ mới cũng đã được xóa biển hạn chế tải trọng cầu. 

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, Tổng cục đã ứng dụng hiệu quả công nghệ gia cường dầm cầu bê tông cốt thép bằng vật liệu FRP bám dính ngoài trong sửa chữa đảm bảo giao thông khẩn cấp, sửa chữa gia cường cho các cầu có dấu hiệu hư hỏng để chống xuống cấp, tăng cường khả năng chịu lực và đảm bảo an toàn khai thác; áp dụng công nghệ cân động để thành lập 63 trạm kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc. Đến nay, công tác kiểm soát tải trọng xe về cơ bản là thực hiện tự động, loại bỏ sự tác động của con người. Dữ liệu cân được truyền trực tuyến về hệ thống phần mềm KSTTX của Tổng cục ĐBVN để đảm bảo sự khách quan, công khai trong công tác KSTTX. Bên cạnh đó, Tổng cục ĐBVN cũng đã triển khai xây dựng thí điểm trạm KTTTX sử dụng cân động tốc độ cao trên QL5 thuộc dự án kiểm chứng công nghệ kiểm soát xe quá tải của Nhật Bản ở Việt Nam; nghiên cứu các công nghệ cân động tốc độ cao để tham mưu cho Bộ GTVT xây dựng các trạm KSTTX cố định và trạm KSTTX kết hợp trạm thu phí.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Để tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ cũng như tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý chất lượng xây dựng, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2013 - 2020, nhiệm vụ phát triển KHCN giai đoạn 2016 - 2020 của Tổng cục ĐBVN tập trung vào các nội dung như: Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới để tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí quản lý và bảo trì đường bộ; ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực GTVT đường bộ và quản lý bảo trì hệ thống quốc lộ; hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) về quản lý kết hạ tầng đường bộ: Phát triển hệ thống quản lý cầu trực tuyến (VBMS) cho đường địa phương và hệ thống quản lý mặt đường (PMS) đang thực hiện trong dự án tăng cường năng lực bảo trì đường bộ giai đoạn II, hệ thống quản lý tài sản đường bộ đang thực hiện trong dự án VRAMP để xây dựng toàn bộ CSDL cầu - đường trên hệ thống quốc lộ phục vụ công tác quản lý và lập kế hoạch bảo trì; triển khai xây dựng hệ thống quản lý tài sản đường địa phương trong dự án LRAMP để xây dựng CSDL cầu - đường địa phương trên toàn quốc để phục vụ công tác quản lý nhà nước của Tổng cục ĐBVN và hỗ trợ các địa phương trong công tác lập kế hoạch bảo trì; xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu quan trắc cầu dây văng kết nối trực tuyến với các hệ thống quan trắc để phục vụ theo dõi, đánh giá tình trạng khai thác của các cầu; xây dựng hệ thống quản lý và cảnh báo sụt trượt đất trên các tuyến quốc lộ, tiến tới xây dựng hệ thống CSDL quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, Tổng cục tiếp tục xây dựng các giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số, bao gồm: Hệ thống giám sát hành trình; hệ thống quản lý biển báo, cảnh báo giao thông; hệ thống sàn giao dịch vận tải; hệ thống quản lý hoạt động taxi tập trung; hệ thống chỉ dẫn đường bộ; trục tích hợp để kết nối các hệ thống CSDL...

Tổng cục tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và đưa vào thí điểm ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới nhằm đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả và tiết kiệm trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ. Trên cơ sở đó, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi các công nghệ và vật liệu này, định hướng công tác ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới sẽ chuyển từ bị động tiếp nhận các công nghệ mới, vật liệu mới do các đơn vị giới thiệu sang chủ động triển khai các công nghệ mới, vật liệu mới trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia... Ngoài ra, Tổng cục ĐBVN đã xây dựng trang website song ngữ Anh - Việt để cung cấp danh mục công nghệ mới, vật liệu mới để định hướng áp dụng và là đầu mối liên lạc để các đơn vị có thể chủ động liên hệ trực tiếp. Địa chỉ website đó còn để các đơn vị trong và ngoài nước cung cấp thông tin về công nghệ mới, vật liệu mới. Từ đó, Tổng cục ĐBVN tiến hành đánh giá, so sánh lựa chọn công nghệ mới, vật liệu mới phù hợp với điều kiện Việt Nam để triển khai áp dụng thí điểm./.

 

Nguồn: Tạp chí GTVT 


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 247
Hôm qua : 289
Tháng 03 : 1.928
Năm 2024 : 13.276