A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

CHỈ THỊ Về việc tăng cường công tác thoát nước và bảo trì trên mặt đường quốc lộ

Công tác quản lý, bảo trì có vai trò quan trọng đối với với việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì tuổi thọ đường bộ. Những năm qua, quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã hình thành các cụm dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, v.v… dọc hai bên quốc lộ làm suy giảm khả năng thoát của quốc lộ.

Công tác quản lý, bảo trì có vai trò quan trọng đối với với việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì tuổi thọ đường bộ. Những năm qua, quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã hình thành các cụm dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, v.v… dọc hai bên quốc lộ làm suy giảm khả năng thoát của quốc lộ. Tồn tại trên do nhiều nguyên nhân trong đó có việc quản lý thiếu chặt chẽ của cơ quan quản lý đường bộ và địa phương đã làm cho hệ thống thoát nước bị vùi lấp, hành lang đường bộ bị lấn chiếm không bố trí được điểm thoát nước ngang; nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên không tích cực khơi thông lề, rãnh, cống thoát nước dẫn đến mặt đường, lề đường đọng nước; nhiều nơi sửa chữa cục bộ mặt đường không được cắt theo hình vuông hoặc chữ nhật theo Tiêu chuẩn cơ sở 07:2013/TCĐBVN ban hành kèm theo Quyết định số 1682/QĐ-TCĐBVN ngày 07/10/2013, vị trí sửa chữa cục bộ cao hơn vị trí mặt đường xung quanh gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến chất lượng khai thác.

Để kịp thời cải thiện tình trạng nêu trên; ngày 09/3/2015, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa ra Chỉ thị số 1033 /CT-TCĐBVN  về việc tăng cường công tác thoát nước và bảo trì trên mặt đường quốc lộ.

Chỉ thị nêu rõ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ thị các Cục trưởng Cục QLĐB, Giám đốc Sở GTVT nhận uỷ thác quản lý quốc lộ khẩn trương thực hiện các việc sau:

1. Đối với các đoạn tuyến đã có rãnh dọc, cống thoát nước ngang: Yêu cầu chỉ đạo nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên nạo vét, khơi thông thoát nước tuyệt đối không được để đọng nước lề đường, mặt đường và khu vực xung quanh; tại các đoạn lề đất phải đào bạt bổ sung rãnh xương cá trên lề đường (từ 5-7m/rãnh) để dẫn nước từ mặt đường ra rãnh, taluy.

Các đoạn tuyến chưa có rãnh thoát nước hoặc đã có nhưng đã bị các hộ dân, các cơ quan, cơ sở kinh doanh, cửa hàng xăng dầu vùi lấp làm mất khả năng thoát nước: Phải  tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị số 3701/CT-TCĐBVN ngày 21/8/2013 của Tổng cục ĐBVN. Trong trường hợp có các vướng mắc không thực hiện được thì tổng hợp báo cáo về Tổng cục ĐBVN.

2. Đối với công tác sửa chữa mặt đường: Yêu cầu chỉ đạo các Nhà thầu liên quan thực hiện công tác sửa chữa mặt đường theo đúng trình tự được quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở 07:2013/TCĐBVN và quy định hiện hành. Các vị trí sửa chữa ổ gà, sình lún cục bộ phải được cắt theo hình vuông hoặc chữ nhật; cao độ vị trí sửa chữa bằng cao độ mặt đường xung quanh; vật liệu sử dụng đúng với tiêu chuẩn hoặc thiết kế được duyệt. Nghiêm cấm thực hiện không đúng các chỉ đạo trên. 

3. Đối với mặt đường, lề đường: Yêu cầu chỉ đạo nhà thầu thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh mặt đường và sửa chữa lề theo Tiêu chuẩn cơ sở 07:2013/TCĐBVN đảm bảo không để đọng nước lề đường, mặt đường; Chi Cục QLĐB, Phòng, Ban làm công tác bảo trì thường xuyên kiểm tra đôn đốc Nhà thầu và báo cáo định kỳ.

4. Căn cứ nội dung trên Cục trưởng các Cục QLĐB I, II, III,  IV và Giám đốc Sở GTVT nhận ủy thác quản lý Quốc lộ triển khai thực hiện ngay chỉ thị này đến các Chi cục QLĐB, Phòng, Ban làm công tác bảo trì và các nhà thầu bảo trì; đồng thời tăng cường công tác tuần đường, tuần kiểm, đặc biệt là trong và sau các thời điểm thời tiết bất lợi.

Các Cục QLĐB, các Sở GTVT nhận ủy thác quản lý Quốc lộ chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nội dung Chỉ thị này.

Nguồn: Tổng cục ĐBVN.


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 11
Hôm nay : 1
Hôm qua : 154
Tháng 04 : 3.025
Năm 2024 : 16.933