A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo chuyên đề về triển khai các hệ thống quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ giữa Việt Nam và Nhật Bản

Sáng 27/9, tại Trụ sở cơ quan, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với Đại học Giao thông vận tải, Đại học Kyoto Nhật Bản và các Tư vấn PMS, VBMS tổ chức Hội thảo về Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ (KCHT). Vụ trưởng Vụ Quản lý bảo trì đường bộ Lê Hồng Điệp chủ trì Hội thảo.

Thành phần tham dự phía Việt Nam: Tổng cục ĐBVN, Đại học GTVT, các kỹ sư, tư vấn, chuyên gia (liên quan đến lập kế hoạch bảo trì và triển khai các hệ thống PMS, VBMS); Phía Nhật Bản: Đại học Kyoto, Đại học Osaka, đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản (Taisei Rotec, Nippo).

Hội thảo diễn ra tại Trụ sở Tổng cục ĐBVN sáng ngày 27/9

 

Hoạt động của Hội thảo hướng tới sự chia sẻ những định hướng mới trong quản lý tài sản KCHT, các vấn đề thực tiễn, phát sinh và giải pháp, chương trình hành động với mục đích tạo nền tảng triển khai quản lý tài sản KCHT bền vững; Chia sẻ những định hướng mới trong quản lý tài sản KCHT; Trao đổi thực tiễn về triển khai, vận hành các Hệ thống quản lý tài sản mặt đường, cầu (PMS, BMS); Đưa ra các giải pháp, định hướng, hỗ trợ kỹ thuật để đáp ứng những nhu cầu mới đặt ra; Tạo cầu nối giữa các giải pháp kỹ thuật công nghệ của Nhật Bản với các nhu cầu áp dụng tại Việt Nam.

 

Đại biểu tham dự Hội thảo phía Tổng cục ĐBVN

                         

Nhằm trao đổi thực tiễn triển khai các hệ thống quản lý tài sản KCHT đường bộ (Hệ thống quản lý mặt đường PMS, Hệ thống quản lý cầu VBMS) tại Tổng cục ĐBVN và thông tin cập nhật về những nghiên cứu mới về nâng cấp các hệ thống quản lý để hỗ trợ tốt hơn cho công tác lập kế hoạch bảo trì của Tổng cục ĐBVN, Chương trình Hội thảo gồm có các nội dung như: Nghiên cứu & Công nghệ mới nhất trong Quản lý mặt đường và Khả năng ứng dụng vào Việt Nam; Tình hình triển khai Hệ thống PMS ở Tổng cục ĐBVN; Đánh giá về định hướng mở rộng và nâng cấp Hệ thống PMS; Tình hình triển khai Hệ thống VBMS ở Tổng cục ĐBVN; Những kết quả ban đầu của chương trình phối hợp nghiên cứu quản lý cầu ở Việt Nam (Dự báo xuống cấp cho trường hợp tập số liệu cầu chưa hoàn chỉnh ở Việt Nam)…

Đại biểu tham dự Hội thảo phía Nhật Bản

 

Hội thảo đã nghe các Đại biểu đến từ đại học Osaka (Nhật Bản), đại học Kyoto (Nhật Bản), đaị học GTVT, Tư vấn VBMS trình bày báo cáo về tình hình CSDL và vận hành hệ thống PMS đặc biệt việc lập kế hoạch thử cho QL3 và QL21B trên cơ sở số liệu mặt đường được khảo sát. Nhóm nghiên cứu PMS của Đại học Kyoto và Đại học GTVT cũng trình bày và đưa ra các khuyến nghị về việc mở rộng các chức năng hệ thống giúp hỗ trợ tốt nhất công tác lập kế hoạch mặt đường như: công cụ kiểm tra dữ liệu; chức năng hiển thị đồ họa tương tác cho danh sách sửa chữa; lập kế hoạch trong các trường hợp đặc biệt (khi thiếu dữ liệu tình trạng mặt đường, khi không cần dự báo xuống cấp,…); hỗ trợ lên kế hoạch sửa chữa cục bộ.

Bên cạnh phiên làm việc về Hệ thống quản lý mặt đường PMS, hội thảo cũng dành một phiên trình bày chuyên sâu về quản lý cầu. Tư vấn phát triển hệ thống đã có báo cáo về quá trình phát triển và thực tế vận hành hệ thống VBMS. Nội dung chính của phiên báo cáo về quản lý cầu tập trung vào báo cáo phân tích số liệu và kết quả nghiên cứu của Nhóm nghiên từ Đại học Kyoto Nhật Bản và Đại học GTVT gồm: phân tích thống kê dữ liệu cầu (phân bố cầu theo tuổi khai thác, theo loại cầu, theo loại kết cấu, theo tải trọng thiết kế, theo chiều dài cầu cũng như phân bố cầu yếu,…); kết quả dự báo xuống cấp cầu dựa trên số liệu hiện có; kết quả phân tích mô phỏng nhu cầu ngân sách dài hạn cho bảo trì hệ thống cầu trên quốc lộ cũng như những khuyến nghị về việc rà soát, hoàn chỉnh dữ liệu cầu. Các kết quả nghiên cứu trên được khuyến nghị làm cơ sở để TCĐBVN xem xét phát triển mô đun lập kế hoạch chiến lược và tích hợp vào Hệ thống quản lý cầu VBMS hiện có.

Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những trao đổi về quản lý cầu lớn. Đặc biệt đã giới thiệu phương pháp phân nhóm chiến lược cầu Bridge Profiling giúp việc quản lý cầu hiệu quả hơn đặc biệt trong việc hỗ trợ quản lý hệ thống cầu địa phương.

Phát biểu chủ trì Hội thảo, Ông Lê Hồng Điệp – Vụ trưởng Vụ Quản lý bảo trì đường bộ trân trọng cảm ơn và ghi nhận sự hỗ trợ, đóng góp, hợp tác của các Chuyên gia, Nhà khoa học, các Giáo sư đến từ nhóm nghiên cứu trường Đại học Kyoto Nhật Bản và Đại học GTVT trong việc nghiên cứu về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ Việt Nam nhằm tạo nền tảng kết nối hiệu quả Nghiên cứu sáng tạo với Thực tiễn giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Theo chương trình, Hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra chiều cùng ngày để tạo diễn đàn trao đổi cơ hội hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các Cơ quan nhà nước với Doanh nghiệp và Cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực giao thông, mang lại lợi ích cho xã hội.

Đại biểu chụp ảnh kỷ niệm

 

Nguồn: Tổng cục ĐBVN

 

 

 


Nguồn: drvn.gov.vn
Văn bản mới ban hành
Liên kết website
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 15
Hôm qua : 137
Tháng 04 : 2.501
Năm 2024 : 16.409